Chưa 40 tuổi đã bị đau thắt lưng: đi tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị đúng đắn
Ở ngưỡng tuổi 40, một số bệnh nhân đã gặp phải các cơn đau thắt lưng dồn dập, khó chịu và cản trở nhiều vận động hàng ngày. Tuy nhiên, đau thắt lưng lại là triệu chứng gợi ý của một số nhóm bệnh lý trầm trọng hơn nhiều. Vì vậy, hãy tìm hiểu kĩ mình bị đau thắt lưng do đâu và những phương pháp nào điều trị đau thắt lưng hiệu quả.
Giới thiệu chung về đau thắt lưng
Đau thắt lưng là triệu chứng đau khu trú tại vùng giữa khoảng xương sườn 12 đến nếp lằn liền mông, ở cả một hoặc hai bên.
Ước tính có đến 85% dân số trên thế giới từng bị đau thắt lưng ít nhất một lần trong đời. Tại Việt Nam, theo điều tra tình hình bệnh tật, đau thắt lưng chiếm khoảng 2% dân số, và đến 17% những người trên 60 tuổi.
Đau thắt lưng thường bắt đầu bằng biểu hiện đau âm ỉ, hoặc đau cấp, và có thể kéo dài, tiến triển đau mạn tính. Tuy nhiên, đau thắt lưng lại chỉ là triệu chứng cuối cùng của nhóm bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng đau thắt lưng, tốt nhất bạn đọc không nên chủ quan, cần đối chiếu các triệu chứng của bản thân, kết hợp tới thăm khám tại bệnh viện để xác định xem mình bị đau lưng do đâu, cách thức điều trị, tập luyện phù hợp.
Nguyên nhân gây đau thắt lưng
Đau thắt lưng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau:
* Đau thắt lưng do nhiễm khuẩn
Chứng đau thắt lưng có thể do viêm đĩa đệm đốt sống gây ra bởi nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn đặc hiệu như lao ( lao xương) hoặc không đặc hiệu như liên cầu khuẩn, tụ cầu, coli…
Bệnh thường diễn biến dữ dỗi, nhanh và phản ứng nặng hơn bình thường.
* Đau thắt lưng do ung thư
Khi có mặt những yếu tố tiền sử quan trọng như hút thuốc lá, sụt cân, tuổi cao và ung thư ở đâu đó thì cần phải nghĩ nhiều đến khả năng ung thư di căn đến đốt sống.
Bệnh lý ác tính di căn khiến cơn đau tồn tại vào ban đêm, không thuyên giảm ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc nằm.
* Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học, xuất phát từ bệnh lý cột sống
Đau thắt lưng do các nguyên nhân bệnh lý tiên phát của cột sống chiếm đến 95% các trường hợp đau thắt lưng. Các vấn đền về cột sống gặp phải như:
1. Lồi, thoát vị đĩa đệm
Đau thần kinh tọa, với đau vùng thắt lưng, lan xuống mông và dưới gối gợi ý nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, gây kích thích rễ thần kinh.
Độ tuổi thường bị thoát vị đĩa đệm là từ 25 – 50 trong khoảng độ tuổi lao động. Để biết chính xác mình có bị thoát vị đĩa đệm hay không, bệnh nhân cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám thực thể và chẩn đoán hình ảnh.
2. Thoái hóa cột sống
Từ 40 tuổi trở đi, xương khớp – gân cơ đều lão hóa nhanh chóng do cơ thể không còn đủ cung cấp dinh dưỡng nuôi khớp như thời trẻ. Sụn khớp bị nứt vỡ, gây ra các chứng viêm xương khớp. Trong khi đó, lượng dịch bôi trơn ổ khớp khô cạn dần. Điều này làm cho các đầu xương khớp cọ vào nhau khi vận động, gây đau nhức nhiều.
Hiện tượng thoái hóa cột sống vẫn diễn ra âm thầm từ tuổi 40 cho đến khi lớn tuổi, các biểu hiện đau, sưng ngày một rõ ràng hơn, gây khó khăn vận động kể cả những sinh hoạt đi lại, tắm giặt, ngủ nghỉ bình thường. Thậm chí một số bệnh nhân còn phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.
Đau lưng do thoái hóa thường giảm khi nghỉ ngơi và tăng khi hoạt động.
3. Chứng gù vẹo cột sống
Chứng gù vẹo cột sống có thể do bẩm sinh hoặc tích tụ từ quá trình ngồi làm việc, học tập sai tư thế trong thời gian dài. Vì vậy, ngay từ khi còn trẻ như học sinh, hay đã đi làm, đặc biệt dân công sở cần chú ý tư thế làm việc của mình.
4. Trượt đốt sống hoặc hẹp ống sống
Hiện tượng trượt đốt sống hoặc hẹp ống sống đều khiến rễ thần kinh bị chèn ép gây chứng đau thắt lưng.
* Đau thắt lưng gây bởi bệnh lý đốt sống do thấp
Ví dụ viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng ( viêm khớp dạng thấp…) hoặc nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính. Với nhóm này, cơn đau thắt lưng lại tăng khi nghỉ ngơi và giảm khi hoạt động.
* Đau thắt lưng do bệnh lý của các cơ quan lân cận
– Người có tiền sử sỏi thận có thể gợi ý nguyên nhân đau lưng là do sỏi. Cơn đau thường cấp tính, khiến bệnh nhân phải lăn lộn.
– Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày có thể đau lưng dai dẳng do loét thâm nhiễm.
– Ở phụ nữ, một số vấn đề liên quan đến hệ sinh dục như viêm phần phụ ( nữ), lạc nội mạc tử cung hoặc ở nam giới như bệnh viêm, u tuyến tiền liệt cũng thường gây đau lưng.
Cách tốt nhất để phát hiện chính xác nguyên nhân gây đau thắt lưng là đến khám tại các cơ sở Y tế uy tín. Đau thắt lưng là triệu chứng của bệnh lý toàn thân nào sẽ được các y bác sĩ điều trị theo hướng giải quyết nguyên nhân đó.
Trong các nguyên nhân gây bệnh, phổ biến hơn cả là đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học xuất phát từ bệnh lý cột sống. Vì vậy phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu phương hướng điều trị đau thắt lưng gây ra bởi nhóm bệnh lý này.
Phương pháp điều trị đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học từ bệnh lý cột sống
Tùy vào mức độ đau của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại giảm đau phù hợp. Thông thường, thuốc giảm đau chống viêm được kê gồm 3 loại chính.
– Thuốc giảm đau bậc 1 có thể kết hợp thêm chất giảm đau gây nghiện
– Thuốc chống viêm không steroid
– Thuốc giãn cơ
Các thuốc giảm đau, giãn cơ này thường chỉ có tác dụng giúp thuyên giảm triệu chứng mà không giải quyết được nguyên nhân gây đau thắt lưng như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hẹp/ trượt đốt ống sống… Hơn nữa các loại tân dược này còn gây ra nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng, huyết áp, loãng xương… nếu người bệnh lạm dụng.
Vậy có nên dùng những loại thuốc giảm đau này trong thời gian dài? Hay cần có một phương án giải quyết tốt hơn?
Xương Khớp Dragon Victory chính là một trong số những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay.
Một số lưu ý về chế độ nghỉ ngơi, tập luyện cho người bệnh đau thắt lưng
* Đối với người bị đau thắt lưng vừa phải
Sau khi dùng thuốc tây giảm đau, kết hợp điều trị bằng sản phẩm Đông Y từ thảo dược và Rắn hổ mang, thông thường sau 5 – 10 ngày sẽ đỡ đau nhiều. Lúc này, có thể bắt đầu các động tác phục hồi chức năng để chỉnh lại các tư thế xấu của cột sống. Nguyên tắc vận động như sau:
– Cần tránh gánh nặng cho vùng thắt lưng cùng ( không nhất thiết phải ngừng hoạt động)
– Không nên chơi golf, bóng chuyền, bóng bầu dục, tennis, trượt tuyết, mang ba lô nặng đi bộ.
– Có thể bơi, đi bộ, đạp xe và nên thực hiện trên nền phẳng
– Thực hiện các động tác sinh hoạt hàng ngày tăng dần, thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng.
* Đối với người đau thắt lưng bị mất vận động tức thời
Bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp tránh đau cột sống thắt lưng:
– Nghỉ ngơi hoàn toàn (nằm trên giường) trong 2 – 3 ngày và nghỉ tương đối sau đó.
– Massage và đắp nhiệt tại cột sống thắt lưng tại nhà ngay trong vòng 1 – 3 tuần.
– Để phục hồi chức năng:
Một số bệnh nhân cần đeo thắt lưng chỉnh hình nhằm cố định cột sống thắt lưng.
Một số bệnh nhân có thể tiếp tục làm việc, một số khác đau nhiều nên nghỉ lao động một thời gian.
(Thời gian điều trị và tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa người dùng)