Nguyên tắc vệ sinh vùng kín khi trời nồm ẩm ướt

Đặng Thị Giang 27/10/2021

Với phụ nữ, việc chăm sóc “cô bé” của mình tưởng đơn giản mà cũng vô cùng khó khăn bởi đây là vùng nhạy cảm, rất dễ tổn thương và mắc viêm nhiễm từ những tác động bên ngoài, đặc biệt với thời tiết ẩm ướt. Trời nồm ẩm ướt thường xuất hiện vào mùa xuân của miền Bắc Việt Nam là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây ngứa ngáy, khó chịu cho “cô bé”.

1. Vì sao trời nồm lại khiến mầm bệnh gây bệnh dễ phát triển?

Thời tiết cuối xuân với đặc trưng độ ẩm không khí cao, mưa phùn, nhiệt độ thấp của miền Bắc Việt Nam thường kéo dài là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật, nấm, các vi khuẩn gây bệnh tại “vùng kín” có cơ hội phát triển mạnh gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Không có ánh nắng khiến quần áo phơi khó khô, không tiêu diệt vi khuẩn nấm mốc.

Nhiều phụ nữ cố tình mặc quần áo còn ẩm cùng với việc vệ sinh vùng kín không đúng cách vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi và gây ra mất cân bằng sinh lý vùng kín và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

2. Dấu hiệu, hậu quả từ viêm nhiễm âm đạo

Viêm nhiễm phụ khoa hay gặp nhất là viêm âm đạonhiễm nấm âm đạo điển hình là candia... Các viêm nhiễm này gây ra những triệu chứng như ngứa ngáy, ra nhiều khí hư, khí hư có màu sắc lạ, đặc, mùi hôi khó chịu gây ra cảm giác khó chịu cho nữ giới.

Viêm âm đạo do nấm Candida
     Nấm candida là một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng                                                      viêm nhiễm phụ khoa

Hậu quả bị viêm nhiễm vùng kín không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt và các hoạt động hàng ngày, mà còn có thể lây lan vào bên trong cơ thể và dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm nhiễm có thể bị bội nhiễm do vi trùng, dẫn đến viêm nhiễm vùng chậu, viêm nhiễm và làm tắc ống dẫn trứng buộc phải cắt bỏ, viêm tử cung có mủ bên trong...

Các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa này rất dễ dẫn đến vô sinh và thậm chí còn gây tử vong khi có biến chứng. Do đó, để không bị mắc phải chứng bệnh khó chịu trên, phụ nữ cần phải biết cách chăm sóc vùng kín một cách đúng cách, khoa học. Đặc biệt vệ sinh vùng kín khi trời nồm.

3. Nguyên tắc vệ sinh vùng kín khi trời nồm ẩm ướt
 

3.1 Vệ sinh, sử dụng dung dịch vùng kín đúng cách

Chỉ nên vệ sinh vùng kín chỉ từ 1-2 lần/ngày.

Vệ sinh nhẹ nhàng vùng kín bằng nước ấm sạch, lau khô bằng khăn mềm mỗi khi vệ sinh.

Có thể sử dụng thêm các sản phẩm dịch vệ sinh phụ nữ. Tuy nhiên, khi lựa chọn sản phẩm vệ sinh phụ nữ cần lưu ý đến các thành phần trong sản phẩm để tránh bị dị ứng. Không nên lựa chọn sản phẩm có mùi thơm nhiều.

Những loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính diệt khuẩn mạnh khi dùng phải theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, không nên tùy tiện sử dụng.

Không thụt rửa sâu vào âm đạo để tránh vô tình đưa những vi khuẩn có hại từ môi trường bên ngoài vào đồng thời vô tình làm mất đi những vi khuẩn có lợi.

sờ tay vào vùng kín

Chỉ nên vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bằng nước ấm từ 1-2 lần/ngày

3.2 Vệ sinh từ trước ra sau

Khi vệ sinh cần thực hiện làm sạch phần âm đạo trước, sau đó mới tới hậu môn. Nếu bạn vệ sinh hậu môn trước sau đó mới tới âm hộ thì có thể vô tình đưa vi khuẩn vào trong âm đạo, sẽ dễ gây ra nhiễm trùng âm đạo cũng như nhiễm trùng đường nước tiểu.

Khi vệ sinh vùng kín, nên chú ý các kẽ và mép của âm hộ, không được thụt nước vào trong âm đạo và lau khô âm hộ trước khi mặc đồ. Nếu bạn tiểu són hoặc đi tiểu chưa hết thì nên thay quần lót 2 – 3 lần/ngày.

3.3 Sử dụng băng vệ sinh đúng cách

Nhiều người có thói quen dùng băng vệ sinh hằng ngày, điều này không tốt vì có thế làm bít kín vùng âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Sử dụng băng hàng ngày sẽ hút hết những dịch làm sạch âm đạo gây khô âm đạo.

Nếu muốn sử dụng băng vệ sinh hàng ngày thì nên chú ý thay băng vệ sinh 4 giờ/lần. Đặc biệt trong những ngày đèn đỏ, nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thay băng vệ sinh trung bình 4 giờ 1 lần

Băng vệ sinh

Sử dụng băng vệ sinh hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

.

4. Những lưu ý để tránh viêm nhiễm vùng kín trong mùa nồm

 

  • Phơi quần lót ra chỗ thoáng. Không sử dụng đồ lót còn ẩm
  • Thay quần áo lót thường xuyên, tối thiểu 1 ngày 1 lần
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày bằng dung dịch chuyên dụng và giữ vùng kín luôn khô ráo
  • Vệ sinh vùng kín từ 1,2 lần 1 ngày. Không rửa nhiều hơn

Chú ý hong, sấy khô hay là quần áo đặc biệt là quần áo lót trước khi mặc (nếu chúng hơi ẩm hoặc trời nồm). Nếu có điều kiện thì hãy giặt quần áo lót bằng nước nóng.

Không mặc quần áo lót quá bó, chật. Chọn quần áo lót vải cotton để thoáng khí.

Khi có các biểu hiện ngứa ngáy, khí hư nhiều, đục, hôi, cần đến các cơ sở y tế uy tín để khám ngay vì có thể là do viêm nhiễm phụ khoa thông thường, cũng có thể do nhiễm nấm. Không nên tự mua thuốc về đặt âm đạo vì cần xác định là viêm nhiễm hay do nấm âm đạo.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN