Mùa lạnh đến rồi. phải làm sao khi đau xương khớp?

Đặng Thị Giang 28/10/2021

Nguyên nhân đau nhức xương khớp vào mùa lạnh

Đau nhức xương khớp vào mùa lạnh là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đặc biệt, bệnh thường xuất hiện ở người tuổi trung niên và người lớn tuổi. Đây là một hiện tượng đau nhức thường gặp xảy ra bởi nhiều nguyên do khác nhau.

Không khí lạnh xâm nhập

Nhiệt độ môi trường sẽ dao động từ 15 – 25 độ C vào mùa lạnh, có nơi còn thấp hơn. Trong khí đó, nhiệt độ cơ thể người là 37 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường và cơ thể người quá cao khiến cơ thể không kịp thích nghi.

Lúc này, các mạch máu co lại và các lỗ chân lông trên cơ thể giãn nở ra. Không khí lạnh sẽ xâm nhập vào các lỗ chân lông trên da và đi vào cơ thể, khiến các khớp xương bị đau nhức dai dẳng và kéo dài.

Vì sao bệnh xương khớp lại phát triển vào mùa lạnh?

Máu huyết lưu thông kém

Khi trời chuyển lạnh và nhiệt độ hạ thấp, máu huyết trong cơ thể người cũng lưu thông và tuần hoàn khá kém. Điều này xảy ra là do cơ thể cố gắng tích trữ năng lượng, khí lạnh và da và các mạch máu cũng dần co lại.

Khi máu huyết trong cơ thể lưu thông kém, dịch khớp ở sụn khớp cũng di chuyển kém hơn bình thường. Từ đó, sụn khớp và màng bao hoạt dịch khớp có thể bị tổn thương gây nên tình trạng đau nhức xương khớp. Ngoài ra, máu lưu thông chậm và khó khăn để tuần hoàn mang chất dinh dưỡng nuôi khớp gối. Các khớp gối sẽ bị thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Về lâu dần, tình trạng này sẽ gây đau nhức xương khớp.

Rối loạn các tuần hoàn trong cơ thể

Vào mùa lạnh, một số hệ tuần hoàn trong cơ thể cũng có nhiều thay đổi. Chẳng hạn, tuần hoàn tại vị trí các khớp, dịch nhầy khớp, vận mạch… Từ đó, các khối xương khớp trong cơ thể trở nên yếu dần và thường xuyên đau nhức.

Co rút các gân cơ khớp

Khi thời tiết chuyển đông, độ ẩm trong không khí sẽ tăng cao và gây nên tình trạng co rút, căng cứng ở các gân và khớp. Khi đó, các gân cơ khớp bị căng cứng và rất khó khăn khi chuyển động và sinh hoạt hàng ngày.

Mắc các bệnh khớp mãn tính

Thoái hóa xương khớp tăng dần theo tuổi tác. Do đó, người lớn tuổi thường mắc các bệnh lý về xương khớp như viêm đau khớp, viêm khớp dạng thấp, gai cột sống, thoái hóa cột sống. Các cơn đau do các bệnh lý này gây ra sẽ bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông.

Thói quen ít vận động

Nhiều người thường lười vận động khi thời tiết lạnh, đặc biệt là người cao tuổi. Từ đó, các máu huyết sẽ lưu thông kém, tình trạng đau nhức mỏi cơ thể sẽ xuất hiện.

Đau khớp mùa lạnh – đâu là nguyên nhân? Cách phòng bệnh | Nuka Pharma Trao  an lành, nhận niềm tin

Trời lạnh đau nhức xương khớp phải làm sao?

Đau nhức xương khớp vào mùa lạnh gây ra tình trạng đau buốt, tê nhức khắp tay chân và cột sống làm ngăn cản sự vận động, sinh hoạt của cơ thể hàng ngày. Đối với tình trạng này, người bệnh có rất nhiều cách để khắc phục hiện tượng này.

Xoa bóp

Xoa bóp xương khớp, các vùng cơ là một phương pháp rất đơn mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Mục đích của xoa bóp là nhằm kích thích các mạch máu lưu thông làm ấm cơ thể và tăng cường máu vận chuyển oxy hóa đến nuôi các khớp. Khi cơ thể dần ấm lên, tình trạng đau nhức cũng được thuyên giảm một cách đáng kể.

Người bệnh có thể xoa bóp trực tiếp vào vùng xương bị đau nhức bằng lực của bàn tay, ngón tay. Bạn có thể xoa bóp kết hợp với dầu nóng, gừng tươi hoặc một chút rượu thuốc.

Chườm nóng, chườm lạnh

Chườm nóng, lạnh là một kỹ thuật có tác dụng làm giảm các cơn đau nhức xương khớp nhanh chóng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp người bệnh thư giãn, nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe tinh thần.

Đối với liệu pháp chườm nóng, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn ấm hoặc một chiếc túi có nước nóng bên trong. Bạn dùng túi đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức và lưu ý canh chỉnh nhiệt độ cho thích hợp.

Đối với liệu pháp chườm lạnh, bệnh nhân sử dụng một chiếc túi có bỏ đá lạnh rồi đặt lên vùng xương bị đau nhức.

Giữ ấm cơ thể đúng cách

Người bệnh cần trang bị cho mình những vật dụng giữ ấm cơ thể, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Bạn cần mặc đủ ấm, sử dụng khăn quàng cổ, tất và bao tay để giữ ấm cơ thể. Bạn nên lưu ý giữ thật ấm cơ thể vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc chân tay với nước. Sau khi đi mưa, bạn nên nhanh chóng lau khô cơ thể tránh bị nhiễm lạnh gây cảm cúm.

Những lợi ích bất ngờ của tập thể dục trong trời lạnh - KhoaHoc.tv

Vận động

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, người bệnh cần tập luyện cơ thể bằng cách co duỗi các xương khớp, để tránh tình trạng căng cơ, tê cứng và đau nhức khớp. Người bệnh nên duy trì tập luyện thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe xương khớp, cơ bắp và phòng ngừa được một số căn bệnh khác.

Chế độ ăn uống hợp lý

Thói quen ăn uống hợp lý, bổ dưỡng góp phần làm người bệnh giảm tình trạng đau nhức xương khớp vào những ngày thời tiết lạnh. Do đó, mỗi người cần biết cách xây dựng cho mình một thói quen ăn uống tốt nhất, ăn nhiều thực phẩm tốt cho xương khớp như các loại cá, rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… Đồng thời, bạn nên loại bỏ các loại thức ăn như đồ chiên xào, rượu bia, thuốc lá vì nó rất gây hại cho sức khỏe xương khớp.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống vừa phải góp phần giữ cơ thể ở một mức cân nặng hợp lý nhất và giảm áp lực lên các khớp xương.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN