Đau khớp gối - thuốc và dinh dưỡng thế nào để giảm đau

Đặng Thị Giang 07/08/2020

Bên cạnh việc tập luyện, thuốc điều trị và chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng kiểm soát các cơn đau khớp gối. Cụ thể, người bệnh cần uống thuốc theo chỉ dẫn và hạn chế các thực phẩm làm tăng viêm.

 

Đau khớp gối do bệnh lý thoái hóa hay viêm khớp ?

  • Thoái hóa khớp gối: có thể do tuổi tác, sai tư thế hoặc vận động một khớp nào đó quá thường xuyên. Bệnh thoái hóa khớp ngày càng trẻ hóa, số người trên 20 tuổi mắc căn bệnh này đang tăng dần.
  • Bệnh lý viêm khớp bao gồm viêm khớp gối thông thường, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch đầu gối, viêm khớp gối nhiễm trùng…. Trong các loại bệnh trên, viêm khớp dạng thấp là bệnh đáng chú ý nhất. Bệnh do hệ miễn dịch tấn công vào khớp. Gây sưng, đỏ, tổn thương và đau khớp gối kéo dài.
  • Chấn thương đầu gối (chấn thương dây chằng chéo trước, gãy xương, rách sụn chêm, trật xương bánh chè…). Nguyên nhân thường do té ngã, tai nạn giao thông hay tai nạn nghề nghiệp. Trừ một số trường hợp bị tái lại, các cơn đau khớp gối sẽ khỏi hẳn sau khi điều trị thành công.


Các loại bệnh viêm khớp và chấn thương có thể gây tràn dịch khớp gối. Sau các chấn thương hay viêm đầu gối, dịch thường sẽ tăng lên bất thường và thay đổi tính chất. Người bệnh sẽ càng khó vận động hơn. Ở mức độ nặng trong thời gian dài có thể gây ra xơ cứng khớp, dính khớp, thậm chí phá hủy khớp do nhiễm trùng khi chọc hút.

Hình ảnh Đau khớp gối - Thuốc và dinh dưỡng thế nào để giảm đau

Thoái hóa khớp hoặc viêm khớp là nguyên nhân thường gặp gây đau khớp gối
 

Thuốc giảm đau, điều trị đau khớp gối

Thoái hóa khớp gối

Tùy từng mức độ đau khớp gối, các bác sĩ sẽ áp dụng các phác đồ điều trị thoái hóa khớp phù hợp.

  • Nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng đau, cứng khớp, có thể được cho dùng paracetamol giảm đau, có bổ sung thêm glucosamin sulfat khi cần thiết.
  • Sau đó nếu người bệnh vẫn còn xuất hiện các triệu chứng đau khơp gối, các bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị thoái hóa khớp với các thuốc giảm đau - kháng viêm không steroid (NSAIDs).
  • Nếu các triệu chứng nặng hơn, dùng thuốc NSAIDs chia thành từng đợt. Cần lưu ý sử dụng NSAIDs với liều thấp và ngắn nhất có thể. Vì vậy, mọi trường hợp sử dụng thuốc đều phải theo chỉ định và giám sát của bác sĩ.
  • Nếu các triệu chứng đau khớp gối vẫn tiếp diễn, người bệnh có thể được tiêm nội khớp hyaluronat, corticosteroid, opioids yếu hoặc duloxetine.

Ngoài các loại thuốc trên, một số thuốc điều trị đau khớp gối khác cũng được sử dụng trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp. Cụ thể đó là: tetracycline, doxycyline và minocycline làm giảm hoạt động của men collagenase, giảm tiêu xương, kháng viêm hoặc nhóm bisphosphonate có tác dụng chậm tiến triển của bệnh.

Hình ảnh Đau khớp gối - Thuốc và dinh dưỡng thế nào để giảm đau

Đau đầu gối có xu hướng xảy ra không chỉ với người già mà còn ở những người trẻ tuổi.

Viêm khớp gối

  • Với bệnh viêm khớp gối thông thường, các thuốc giảm đau chống viêm sẽ được áp dụng để giảm đau và phục hồi vận động cho người bệnh.
  • Với viêm khớp dạng thấp gây đau khớp gối, sẽ sử dụng các loại thuốc điều trị thuộc nhóm kháng viêm không steroid (NSAIDs) và steroid. Tùy từng trường hợp sẽ áp dụng các loại thuốc cụ thể thuộc hai nhóm thuốc nêu trên. Mục đích là giảm viêm, đau và làm chậm sự tổn thương khớp.
  • Bên cạnh hai nhóm thuốc trên, các nhóm thuốc tác động lên khớp (DMARDs), nhóm thuốc ức chế miễn dịch, nhóm ức chế TNF-alpha… cũng thường được dùng kết hợp.

Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp gây đau khớp gối phải sử dụng các loại thuốc steroid và các nhóm thuốc điều trị kéo dài. Điều này làm tăng nguy cơ gây ra các tác dụng phụ như ù tai, loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch, gan thận.

Chính vì lý do đó, y học luôn khuyến khích việc từng bước phục hồi lại cấu trúc và chức năng của khớp gối bằng các phương pháp tự nhiên. Trong đó, các dưỡng chất an toàn từ thiên nhiên đóng một vai trò quan trọng bên cạnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Các dưỡng chất chuyên biệt mang hoạt tính sinh học cao, giúp bệnh nhân đau khớp gối giảm đau nhanh và an toàn. Đồng thời, góp phần làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Chấn thương

Mục địch của việc điều trị đau khớp gối do chấn thương là giảm đau và phục hồi các chấn thương dây chằng, sụn chêm hay xương đầu gối… Các chấn thương do chơi thể thao hay té ngã, tai nạn rất dễ tái lại. Do đó, việc chăm sóc và gìn giữ đầu gối sau chấn thương giữ vai trò rất quan trọng. Người bị chấn thương đầu gối sau đó cần tránh vận động mạnh khớp gối.

Rượu, đường và muối là “tối kỵ” khi đau khớp gối

Tương tự việc tập luyện, chế độ ăn rất quan trọng đối với bệnh nhân đau khớp gối. Chế độ ăn uống kém sẽ làm tăng tình trạng viêm, thoái hóa khớp gối. Người bị đau gối nên ăn những thực phẩm cung cấp nhiều rau xanh, trái cây, đạm từ các loại đậu.... Các thực phẩm làm tăng đau, viêm khớp thì tránh chừng nào tốt chừng đó. Cụ thể:

Người bị đau khớp gối nên ăn gì?

- Những người bị viêm khớp nên lựa chọn các loại thực phẩm đạm ít béo, như cá, các loại đậu và hạt nguyên chất chưa qua tinh chế.

- Chất béo thì  lựa chọn chất béo lành mạnh như bơ thực vật, dầu dừa, dầu ôliu nguyên chất, các loại hạt.

- Ăn rau xanh, trái cây tươi mỗi ngày đem lại lợi ích tốt cho hầu hết mọi người. Chỉ cần tránh các loại trái cây chứa carbohydrate cam, việt quất.

- Húng quế, húng tây, nghệ, gừng… trà xanh thiên nhiên có tác dụng giảm tình trạng viêm.

- Thực phẩm probiotics như sữa chua, sữa chua uống… không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp xương khớp khỏe hơn.

Người bị đau khớp gối nên kiêng gì?

- Khi bị một vết thương, đồ ngọt quá có thể khiến vết thương mưng mủ và lâu lành. Tương tự, một chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate (có trong các thực phẩm bột yến mạch chuối, khoai lang, củ cải đường...) là một trong các nguyên nhân gây viêm đau khớp gối nhiều hơn. Mỗi ngày với người thường chỉ nên ăn từ 6-9 muỗng cà phê đường. Người bị đau khớp tiêu thụ ít hơn càng tốt.

- Khi nấu các món thịt tránh chiên hoặc nướng, đặc biệt cần hạn chế ăn thịt đỏ. Các món ăn này không chỉ gây tăng cân mà còn làm khiến tình trạng viêm, thoái hóa khớp nặng hơn.

- Chủ động kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn là cách an toàn để bảo vệ sức khỏe. Muối trong các món ăn và trong các đồ ăn đóng hộp có thể làm tăng viêm khớp, do đó dẫn đến đau lớn hơn. Hãy thận trọng khi mua hàng đóng hộp ở các siêu thị vì  hàm lượng muối và chất bảo quản được gia tăng với mục đích kéo dài hạn sử dụng của sản phẩm.

- Uống nhiều rượu bia rất có hại cho những người bị viêm, thoái hóa, bị đau khớp gối vì rượu làm nặng thêm các triệu chứng hiện có.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN