Bệnh rối loạn tiền đình và cách chữa bệnh tiền đình

Đặng Thị Giang 19/12/2018

Tiền đình là gì?

    Tiền đình là 1 bộ phận của cơ thể đóng vai trò duy trì sự cân bằng mọi hoạt động trên cơ thể.Khi di chuyển, cúi, xoay người… hệ thống tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này và giúp cơ thể thăng bằng. Hệ thống tiền đình được điều khiển bởi hệ thống các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ.

Hình ảnh có liên quan

Vị trí tiền đình nằm ở đâu?

Tiền đình nằm ở phía sau ốc tai, có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế, dáng bộ của cơ thể, phối hợp hài hòa giữa cử động mắt, đầu và thân mình. Dây thần kinh số 8 đóng vai trò như đường truyền dẫn thông tin giúp điều khiển hệ thống tiền đình thực hiện vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể.

 

Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Rối loạn tiền đình không phải là một căn bệnh như mọi người vẫn thường nghĩ, đây chỉ là một hội chứng mặc dù nó không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng một khi bạn bị rối loạn tiền đình trung ương thì nó sẽ dẫn đến các bệnh lý khác. Hiện nay, theo như nghiên cứu của các chuyên gia y tế thì lứa tuổi trưởng thành thường mắc hội chứng này với tỉ lệ cao nhất. Và đối tượng lao động trí óc là đối tượng đang có xu hướng gia tăng.

Hiện tượng thường thấy của bệnh rối loạn tiền đình là hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, khi thay đổi tư thế rất khó khăn và người bệnh thường bị mất thăng bằng, đi loạng choạng, dễ ngã… Khi mắc phải hội chứng này người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, năng suất làm việc sẽ giảm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình và bản thân. Hội chứng rối loạn tiền đình có thể diễn biến trong vài ba ngày hoặc có thể kéo dài nhiều hơn. Chính vì thế mà khi có những dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để có các chuẩn đoán chính xác về mức độ cũng như nguyên nhân từ đó tìm được phương pháp điều trị tốt nhất cho bản thân.

Các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình ?

Rối loạn tiền đình có rất nhiều nguyên nhân gây ra, tùy thể trạng và tùy từng bệnh nhân mà nguyên nhân gây rối loạn tiền đình cũng khác nhau. Chính vì thế để biết được nguyên nhân chính xác mình bị rối loạn tiền đình do đâu người bệnh cần đến khám tại các chuyên khoa tim, mắt, tâm thần, thần kinh và tai, làm những xét nghiệm hình ảnh như CT Scaner hay chụp cộng hưởng từ và chụp X quang.

Một số biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình thường gặp là hiện tượng chóng mặt. Tuy nhiên để có thể chẩn đoán chính xác được bệnh người ta thường chia làm 4 nhóm triệu chứng với các nguyên nhân sau:

  • Hiện tượng chóng mặt : Người bệnh có cảm giác môi trường xung quanh hoặc cơ thể đang quay tròn, chao đảo kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, mất thăng bằng, mắt mờ, mồ hôi đổ nhiều là do bị tổn thương ở đây thần kinh trung ương hoặc ngoại biên của hệ tiền đình
  • Ngất xỉu: Nguyên nhân là do máu lên não không đủ thường hay gặp ở người bị mỡ máu cao, huyết áp cao, rối loạn chức năng tim hay phản xạ thực vật kèm theo các triệu chứng như: đổ mồ hôi, mắt mờ, buồn nôn…
  •  Cơ thể mất thăng bằng: đi đứng không vững như người say rượu. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình dạng này là do bị mất sự đồng bộ thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.
  • Rối loạn tiền đình xuất hiện cảm giác chóng mặt không xác định rõ: người mắc rối loạn tiền đình thường cảm giác thấy đầu lâng lâng, nặng nề, sợ ngã. Thường gặp ở các bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm. Chính vì thế người bệnh cần tránh các xúc động lo âu vì khi xúc động lo âu cũng gây ra tình trạng chóng mặt.

Những bệnh nhân nào dễ mắc rối loạn tiền đình?

  •  Người phải chịu áp lực công việc cao, ngồi lâu trước máy tính như: nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên..
  • Người bị bệnh thiếu máu, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh…
  • Người có nồng độ cholesterol trong máu cao, người bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ hay xơ vữa động mạch.
  • Người bị mắc các chứng bệnh về thần kinh như: Viêm, u dây thần kinh, viêm tai giữa, tâm thần…
  • Người bị bệnh huyết áp.
  • Người sử dụng nhiều rượu bia, bị nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất.
  • Người bị viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
  • Người già có các cơ quan bị suy yếu và lão hóa.
  • Những người quan hệ tình dục không đều đặn.

Rối loạn tiền đình là triệu chứng của những bệnh gì?

Rối loạn tiền đình có thể là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh như:

  • Thiếu máu
  • Viêm, u dây thần kinh, viêm tai giữa, tâm thần…
  • Người bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ hay xơ vữa động mạch.
  • Người bị viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
  • Rối loạn tiền đình, nguyên nhân, triệu chứng và phÆ°Æ¡ng pháp phòng bệnhRối loạn tiền đình, nguyên nhân, triệu chứng và phÆ°Æ¡ng pháp phòng bệnh

    Một số phương pháp phòng chống rối loạn tiền đình.

    Các chuyên khoa trong ngành đưa ra cho bạn những lời khuyên trong quá trình điều trị như:

  • Làm việc bằng mắt nhất định phải tuân theo luật 50/10, nghĩa là làm việc 50 phút phải cho cơ thể nghỉ ngơi 10 phút. Đây cũng là lý do trong giáo dục thường chia thời gian học 1 tiết 45 phút.
  • Tập những môn thể thao có chấn động bên dưới gót chân.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước.
  • Nếu ở người cao tuổi mà xuất hiện triệu chứng chóng mặt, xây xẩm mặt mày thì nên đưa ngay đến cơ sở y tế vì đó có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm thường gặp như: tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường

Hình ảnh có liên quan

Thuốc – cách chữa điều trị rối loạn tiền đình

  1. Ăn những loại thức ăn giàu axit folic giúp giảm đau tiền đình
    • Nếu hàm lượng axit folic trong máu quá thấp sẽ khiến cho hàm lượng homocystein tăng cao, đây chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bị rối loạn tiền đình.
    • Các nhà khoa học khuyến cáo mỗi người bệnh nên nạp mỗi ngày ít nhất là 400 microgram axit folic thông qua việc ăn các thực phẩm như: rau chân vịt, nước cam, bánh mì, đậu phụ, lạc, mầm lúa mì.
    • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung những loại vitamin cần thiết giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
  2.  Bổ sung vitamin B-6 tăng đề kháng giảm rối loạn tiền đình
    • Một số nghiên đã chỉ ra rằng, Vitamin B-6 có khả năng khắc phục triệu chứng chóng mặt, đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống tiền đình đang gặp vấn đề.Vitamin B-6 có nhiều trong các loại thịt gia cầm, hải sản..
  3. Bổ sung vitamin C giúp giảm đau đầu
    • Vitamin C giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu do rối loạn tiền đình vô cùng hiệu quả. Bạn có thể ăn các loại hoa quả như: cam, quýt…
  4. Bổ sung vitamin D giúp giảm đau tai, ù tai
    • Vitamin D giúp bạn cải thiện tình trạng xơ cứng tai do bệnh rối loạn tiền đình gây ra.Vitamin D có nhiều trong trứng, cá…
  5. Uống nhiều nước, sinh tố trong ngày
  6.  Sử dụng sản phẩm Bổ não QH-LEADER Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, văn bản
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN