Mũi, họng là cửa ngõ đầu tiên của hệ thống hô hấp. Khi độ ẩm không khí xuống thấp, niêm mạc mũi- họng khô rát, khiến mũi- họng không để thực hiện được chức năng vốn có, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Đây là nguyên nhân dễ làm trẻ sụt sịt, cảm cúm, ốm vặt. Vậy mẹ phải làm sao để con luôn được khoẻ mạnh?
Như thế nào là mũi – họng khoẻ?
Mũi, họng là cửa ngõ đầu tiên của hệ thống hô hấp, đóng vai trò như hàng rào phòng vệ ngăn ngừa sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh, giúp chức năng hô hấp hoạt động được bình thường.
Luồng không khí khi đi qua mũi- họng sẽ được thanh lọc cẩn thận, qua nhiều giai đoạn. Mũi- họng khoẻ là phải thực hiện được đầy đủ các vai trò sau:
– Lọc bụi bẩn, dị vật sơ qua bằng hệ thống lông mũi.
– Niêm mạc mũi họng tiết dịch nhày, giữ lại bụi bẩn, hệ thống lông rung trên bề mặt chuyển động đẩy chất tiết chứa vi khuẩn, bụi bẩn ra ngoài, không cho các tác nhân này xâm nhập sâu vào hệ hô hấp.
– Hệ thống niêm mạc giúp làm ấm, làm ẩm không khí đi vào, phù hợp nhiệt độ với các cơ quan của hệ hô hấp.
– Họng với tổ chức lympho tạo thành vòng quanh họng (Vòng bạch huyết Waldeyer) sinh kháng thể, chống lại tác nhân gây bệnh, bảo vệ cơ thể.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hô hấp bằng mũi dường như chưa hoàn chỉnh bởi bản thân mũi và khoang hầu ngắn, nhỏ; lỗ mũi, ống mũi hẹp. Không khí vào hệ hô hấp không được làm ấm, lọc sạch đầy đủ. Chức năng loại thải vi khuẩn, virus cũng kém do khả năng của niêm dịch kém.
Hơn nữa, họng- hầu ở trẻ em cũng tương đối ngắn. Đặc biệt, vòng bạch huyết Waldeyer chỉ phát triển mạnh từ 4-6 tuổi trở lên. Trẻ dưới 1 tuổi thường chỉ thấy tổ chức VA (hệ thống lympho ở vòm họng trên). Đến 9-10 tuổi, VA teo dần và chỉ còn dấu vết ở tuổi dậy thì. Nhiệm vụ của VA là nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể. Tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập.
Khi VA viêm, niêm mạc xung huyết, phù nề làm hẹp đường hô hấp, cản trở trẻ nhỏ không thở bình thường bằng mũi được. Trẻ buộc phải thở bằng miệng, hơi thở không sâu, không khí cũng không được sưởi ấm và làm sạch.
Chính vì thế, trẻ dễ bị ốm, sụt sịt ngay cả khi chỉ có những ảnh hưởng dù là rất nhỏ tới mũi- họng.
Đặc biệt, những ngày gần đây tại miền Bắc, tiết trời chuyển giao giữa hai mùa thu- đông, nắng hanh hao, độ ẩm ngoài trời rất thấp, trẻ nhỏ rất dễ cảm cúm, ốm vặt, cha mẹ hãy phòng bị cho mình kiến thức bổ ích để phòng bệnh cho con, chăm con luôn khoẻ mạnh.
Thuộc lòng 02 bí quyết để mẹ giữ gìn mũi – họng cho con khi trời hanh hao, độ ẩm thấp
Để phòng sổ mũi, hắt hơi, cảm cúm cho con, những biện pháp kể dưới đây rất đơn giản nhưng có thể cha mẹ chưa biết để áp dụng:
1. Thứ nhất, giữ mũi luôn đủ độ ẩm, bằng cách nào?
Rất đơn giản thôi, mẹ hãy chuẩn bị sẵn trong tủ thuốc của gia đình lọ nước muối sinh lý loại dùng để nhỏ mắt- mũi- tai. Khi trời nắng hanh hay lạnh- khô, độ ẩm thấp, mẹ hãy sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé, ngày khoảng 2-3 lần.
Nước muối sinh lý có nồng độ muối đã được điều chỉnh, kiểm soát để phù hợp và an toàn với niêm mạc và môi trường cơ thể. Mẹ hoàn toàn yên tâm khi áp dụng cách này. Tuy nhiên, tuyệt đối không được tự ý pha nước muối tại nhà. Bởi như vậy vừa không đảm bảo vệ sinh, mà việc dùng nước muối quá nồng độ sẽ làm tổn thương lớn tới niêm mạc còn non nớt, mỏng manh của trẻ.
2. Ngoài giữ độ ẩm cho niêm mạc mũi, mẹ hãy rửa mũi, vệ sinh họng đúng cách cho con.
Việc rửa mũi- súc họng sẽ góp phần loại bỏ bụi bẩn, làm sạch mũi làm vi khuẩn, virus không còn môi trường thuận lợi để phát triển, gây bệnh. Nhưng như thế nào để rửa mũi, giữ vệ sinh họng đúng cách cho con thì đó vẫn là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh, đồng thời cũng khiến cha mẹ loay hoay khi thực hiện. Hi vọng với những bước tóm lược sau đây phần nào giúp cha mẹ giải quyết nỗi băn khoăn này.
Phương pháp rửa mũi đúng cách:
– Sử dụng dung dịch rửa mũi là nước muối sinh lý, ngâm lọ nước muối sinh lý trong nước muối ấm trước khi dùng để rửa mũi bé.
– Cần đặt trẻ nằm nghiêng, dưới má bé đặt khăn khô mềm, dễ thấm dịch rửa chảy ra.
– Dùng miệng của lọ nước muối vào lỗ mũi phía trên của bé, bóp nhẹ để nước muối chảy vào mũi bé. Nước muối sẽ cuốn trôi bụi bẩn và nhày mũi từ lỗ mũi trên xuống lỗ mũi dưới ra ngoài.
Lưu ý: Với trẻ sơ sinh, khi rửa mũi cần vỗ về, trấn an để trẻ nằm im.
Khi trẻ khóc, miệng sẽ mở, nhưng cha mẹ cần dùng tay đẩy khép miệng bé lại để bé chỉ thở ra bằng mũi, dịch mũi nhờ vậy sẽ được loại bỏ nhanh, bé không bị sặc nước.
Ngoài cách trên, mẹ có thể dùng tăm bông thấm nước muối để lấy bụi trong mũi bé.
Để vùng niêm mạc họng trẻ không bị khô, mẹ nên cho trẻ bú sữa đều, hoặc có thể uống nước ấm. Và tất nhiên, để trẻ khoẻ mạnh thì việc giữ vệ sinh cơ thể cho bé là điều không thể thiếu.
Mặc dù đã tìm hiểu những biện pháp giữ vệ sinh, rửa mũi đúng cách cho con, nhưng cha mẹ cũng cần trang bị thêm kiến thức để phòng bệnh chủ động, giúp con tăng sức đề kháng hoặc đẩy lui ngay triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi khi mới xuất hiện.
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Đàn- Giảng viên trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, những nguyên nhân cảm lạnh, sổ mũi, hắt hơi thường do virus, các thuốc kháng sinh không được khuyến cáo trong trường hợp này. Để phòng bệnh hiệu quả an toàn hoặc đẩy lui bệnh nhanh chóng cho trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một vài bài thuốc dân gian từ quất, húng chanh, đường phèn, mật ong, … hoặc siro ho, cảm từ các dược liệu kể trên. Tuy nhiên, cha mẹ nên chọn những sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, nguồn nguyên liệu thảo dược đạt tiêu chuẩn GACP-WHO để đạt được hiệu quả và đảm bảo tính an toàn cao nhất.
trindinty
03/04/2022