Thoái hóa khớp gối – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Đặng Thị Giang 21/12/2018

THOÁI HOÁ KHỚP GỐI - NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH ĐIỀU TRỊ 

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn tiến âm thầm nên rất ít người phát hiện kịp thời. Đau mặt trước khớp gối, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi gấp duỗi là dấu hiệu sớm nhất nhưng nhiều người thường chủ quan bỏ qua. Đến khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và lao động hàng ngày của người bệnh.

Thoái hóa khớp gối là gì?

  • Khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa ba xương: đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè, được che phủ bởi sụn khớp. Khớp gối có vai trò rất quan trọng, gánh toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất, do đó nó rất dễ bị thoái hóa
  • Thoái hóa khớp gối là một tình trạng xảy ra khi sụn khớp bị hao mòn, rách nứt hoặc biến mất. Lúc này, các xương trong khớp sẽ bị va chạm, chà xát lên nhau gây nên đau đớn, sưng, cứng khớp và làm giảm khả năng di chuyển. Đôi khi, thoái hóa khớp gối còn thúc đẩy sự hình thành của gai xương trên khớp gối dẫn đến bệnh gai khớp gối và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh

Kết quả hình ảnh cho thoái hoá khớp GỐI

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối?

Trong khi tuổi tác là một yếu tố nguy cơ chính gây thoái hóa khớp gối thì căn bệnh này vẫn có thể xuất hiện ở người trẻ. Đối với một số cá nhân, thoái hóa khớp gối có thể do di truyền. Một số đối tượng khác, thoái hóa khớp gối là do chấn thương hoặc nhiễm trùng, thậm chí là thừa cân, béo phì cũng là nguy cơ cao cho vấn đề này. Cụ thể như sau:

  • Yếu tố di truyền: Các đột biến di truyền có thể làm cho một người dễ bị thoái hóa khớp gối. Điều này cũng có thể do bất thường di truyền trong hình dạng của xương bao quanh khớp gối.
  • Thừa cân: Trọng lượng cơ thể ở những người béo phì sẽ gây áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối. Và đây chính là một trong những yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp gối.
  • Chấn thương: Một người gặp phải những chấn thương ảnh hưởng đến khớp gối như trật khớp gối hoặc đứt dây chằng ở khớp gối trước đó có thể có khả năng phát triển bệnh thoái hóa khớp gối.
  • Nghề nghiệp: Thoái hóa khớp gối thường xảy ra với những người lao động nặng nhọc, họ phải thường xuyên nâng vác các vật nặng, quá trình này kéo dài khiến cho đầu gối phải luôn chịu áp lực nặng nề và dẫn đến thoái hóa. Ngoài ra, các vận động viên tham gia vào bóng đá, tennis hoặc chạy đường dài có thể có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn những người bình thường khác.
  • Các bệnh lý khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp (một loại viêm khớp phổ biến thứ hai) có nhiều khả năng phát triển bệnh thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, những người bị rối loạn chuyển hóa nhất định, chẳng hạn như có tình trạng quá tải sắt hoặc hormone tăng trưởng dư thừa cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.

Nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối là điều kiện cần thiết để bạn có thể phòng ngừa bệnh ngay từ khi thoái hóa khớp gối chưa tìm gặp.

Kết quả hình ảnh cho NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁI HOÁ KHỚP GỐI

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối ?

Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, bác sĩ cần theo dõi diễn biến của bệnh, thăm khám khớp gối và toàn thân:

  •  Giai đoạn khởi phát: người bệnh có cơn đau ở mặt trước và trong khớp gối, nghe tiếng lụp cụp hoặc lạo xạo khi gấp duỗi. Tuy nhiên cơn đau thoáng qua và biểu hiện mơ hồ nên người bệnh không để ý.
  •  Giai đoạn giữa: Người bệnh đau tăng khi vận động, đặc biệt khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng, đi lại, lên xuống cầu thang, cơn đau giảm lúc nghỉ ngơi. Có hiện tượng cứng khớp buổi sáng kéo dài trong 30 phút hoặc ít hơn. Hầu như người bệnh không đi khám ngay mà chỉ dùng thuốc kháng viêm, giảm đau.
  • Giai đoạn thương tổn: Đứng lên ngồi xuống cực kỳ khó khăn, không thể lên cầu thang do mức độ khô khớp nặng. Tiếng kêu cọt kẹt, rột roạt trong khớp càng lớn.

Khi bác sĩ thăm khám, ấn khớp gối có cảm giác đau và sưng. Khớp sưng to là do tràn dịch, mọc chòi xương hoặc có khối u vùng khoeo mặt sau khớp.

Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần thực hiện một số chỉ định:

  • Chụp X-quang: phát hiện dấu hiệu hẹp khe khớp, mọc gai ở thân xương và xương bánh chè, tăng đậm độ xương dưới sụn, hiện tượng vôi hóa ở gân khoeo sau.
  • Siêu âm khớp: phát hiện tổn thương tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, gai xương, đánh giá độ dày sụn khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: quan sát hình ảnh khớp trong không gian 3 chiều, phát hiện tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
  • Nội soi khớp: quan sát trực tiếp và đánh giá chính xác mức độ tổn thương thoái hóa sụn khớp, phân biệt rõ ràng với các bệnh lý về khớp khác.
  •  Xét nghiệm máu và sinh hóa, xét nghiệm dịch khớp để kiểm tra bạch cầu, độ nhớt…

Kết quả hình ảnh cho DẤU HIỆU THOÁI HOÁ KHỚP

Những tác hại do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra?

Theo Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết:

  • Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật ở người lớn.
  • Khoảng 80% người bị thoái hóa khớp gối có một số chuyển động hạn chế.
  • Khoảng 25% người bị thoái hóa khớp gối không thể thực hiên được các hoạt động chính trong cuộc sống hằng ngày của họ.

Ngoài việc gây đau đớn và khó khăn trong việc di chuyển. Có một số cách thức mà thoái hóa khớp gối có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn bao gồm:

  • Giấc ngủ: Khớp gối bị sưng, cứng cáp và đau nhức có thể gây trở ngại cho một giấc ngủ ngon. Không ngủ đủ giấc có thể làm cho cơn đau của bạn càng trở nên nặng nề hơn. Độ cứng của khớp và giới hạn chuyển động cũng có thể khiến bạn không cảm thấy thoải mái khi ngủ trên giường.
  • Giảm năng suất: Nhiều người bị thoái hóa khớp gối bỏ lỡ rất nhiều ngày làm việc mỗi năm. Thoái hóa khớp gối cũng có thể làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động bình thường hằng ngày như làm việc nhà, nấu nướng, mặc quần áo…
  • Tăng cân: Đau và cứng ở khớp gối có thể làm giảm ham muốn hoạt động của người bệnh. Họ có thể ngừng tham gia vào các hoạt động, ít tập thể dục thể thao, thậm chí là đi bộ. Việc thiếu hoạt động trong một thời gian dài có thể làm tăng cân không lành mạnh. Trọng lượng tăng thêm sau đó có thể gây nên nhiều vấn đề phức tạp hơn cho một đầu gối đã bị thoái hóa. Hơn nữa, tăng cân có thể có nguy cơ gây ra các biến chứng như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch…
  • Lo lắng và trầm cảm: Nghiên cứu về mối liên quan giữa lo lắng và trầm cảm với bệnh thoái hóa khớp gối cho thấy, các triệu chứng của thoái hóa khớp gối có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của người bệnh. Hơn 40% người tham gia nghiên cứu phản ánh sự lo lắng và trầm cảm gia tăng do các triệu chứng thoái hóa.

Các thuốc chữa thoái hóa khớp gối?

Nguyên tắc chính trong điều trị thoái hóa khớp gối cần nên nắm rõ là:

  • Giảm đau trong các đợt tiến triển.
  • Phục hồi chức năng vận động của khớp, ngăn ngừa và hạn chế biến dạng khớp.
  • Tránh các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc, lưu ý tương tác thuộc và các bệnh kết hợp.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dùng sản phẩm Xương khớp DRAGON VICTORY để được hỗ trợ tốt nhất về xương khớp, giảm đau các bệnh về khớp, hỗ trợ tăng cường và tái tạo mô sụn khớp!

Chế độ ăn uống sinh hoạt chữa thoái hóa khớp gối?

    Chế độ ăn tăng cường sụn khớp điều trị thoái hóa khớp gối

  • Cắt giảm lượng calo
  • Ăn nhiều trái cây và rau
  • Thêm axit béo Omega-3
  • Sử dụng dầu ô liu thay cho các chất béo khác
  • Bổ sung đủ Vitamin C
  • Cung cấp vitamin D

Chế độ ăn uống sinh hoạt chữa thoái hóa khớp gối

    Chế độ sinh hoạt chữa thoái hóa khớp gối

                  Chế độ sinh hoạt đóng góp quan trọng không nhỏ trong kế hoạch điều trị thoái hóa khớp háng. Hãy chú ý đến những điều sau để quá trình chữa trị của bạn được hồi phục nhanh chóng hơn:

  • Nghỉ ngơi thư giãn điều độ
  • Luyện tập duy trì cân nặng

LỜI KẾT:

Như chúng tôi đã đề cập ngay từ tiêu đề bài viết, chữa bệnh thoái hóa khớp gối có rất nhiều cách. Điều quan trọng là bạn nhận biết sớm được các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, từ đó chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để phục hồi nhanh chóng tình trạng bệnh của mình.

Bởi vì thoái hóa khớp gối có thể tiến triển qua các giai đoạn khác nhau, vậy nên can thiệp điều trị càng sớm càng có nhiều cơ hội thành công hơn. Trong trường hợp nhẹ, một số thuốc điều trị thoái hóa khớp gối hay các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ giảm đau, tái tạo mô sụn khớp như sản phẩm Xương Khớp DRAGON VICTORY hoặc các phương pháp được áp dụng phổ biến tại bệnh viện có thể kiểm soát được bệnh. Phẫu thuật là hướng giải quyết cuối cùng cần được xem xét  khi cần thiết để chữa trị bệnh.

Khi chúng ta có sức khỏe chúng ta có thể ước mơ mọi thứ. Nhưng khi bạn gặp phải một vấn đề nào đó về sức khỏe, bạn chỉ có một ước mơ duy nhất là “có sức khỏe”. Chính vì vậy, hãy luôn giữ cho mình được khỏe mạnh để ước nhiều hơn, làm nhiều hơn và sống một cuộc đời tươi đẹp hơn!

 

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng, cây, ngoài trời và thiên nhiênTrong hình ảnh có thể có: bầu trời, ngoài trời và thiên nhiênKhông có văn bản thay thế tự động nào.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN