Căng thằng đầu óc quá độ dẫn đến rối loạn tiền đình?

Đặng Thị Giang 14/01/2020

Cháu 18 tuổi, hiện cháu đang chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học nên học tập rất căng thẳng. 2 năm trướng cháu bắt đầu có những biểu hiện như mất ngủ nhiều và đau đầu, chóng mặt. Cháu có đi khám, được bác sĩ chuẩn đoán là suy nhược cơ thể và cho thuốc về uống. Một thời gian sau đó tình trạng sức khỏe của cháu cũng ổn nhưng không đáng kể, lại tái phát lại. Năm nay triệu chứng đau đầu, chóng mặt xuất hiện thường xuyên hơn, đau đầu thường ở bên trái khoảng giữa và phía sau đầu hoặc trên chóp sau đầu bên phải có cùng triệu chứng đau nhức theo kiểu nhói đau như mạch điện tâm đồ kèm theo sẽ là chóng mặt và buồn nôn (thấy đi đứng mất cân bằng). Khi những triệu chứng này xuất hiện cơ thể cháu cảm thấy rất mệt cứ như mất sức. Cháu có tự tìm hiểu thì thấy đây là dấu hiệu của chứng rối loạn tiền đình, nhưng cháu ko chắc chắn. Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu. Xin cảm ơn!

Chào bạn!

Những hiện tượng mà bạn đang gặp như đau đầu, chóng mặt, đi lại mất thăng bằng là 4 triệu chứng quen thuộc của chứng rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình biểu hiện các triệu chứng lâm sàng như sau: Rối loạn tiền đình chia làm hai loại, rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.

Rối loạn tiền đình ngoại biên: xảy ra khi các cấu trúc bên trong của ốc tai, thuộc về dây thần kinh số 8 bị rối loạn chức năng. Một trong những biểu hiện nhận biết hội chứng này là khi thay đổi tư thế sẽ bị chóng mặt kèm theo nôn ói, ù tai, giảm thính lực, đau đầu, kém tập trung chú ý. Đây là hội chứng lành tính.

Rối loạn tiền đình trung ương: là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do sơ vữa mạch máu não đến nuôi não gây lên tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Người bênh biểu hiện tình trạng của thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh sẽ gặp khó khăn, choáng váng khi thay đổi tư thế, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm buồn nôn.

Như vậy chúng tôi nghĩ bạn bị rối loạn tiền đình ngoại biên. Chứng rối loạn tiền đình ngoại biên do chuyên khoa thần kinh khám và điều trị. Bạn có thể đến khoa thần kinh khám và cấp đơn điều trị nhé. Ngoài ra, bạn cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh để đầu óc bị căng thẳng quá độ, dễ gây tái phát những cơn rối loạn tiền đình. Kết hợp với tập các bài tập hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình như

Tập đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

Xoa mặt, mắt, tay: Hai bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).

Tập thể dục như bình thường nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản sau đây: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.

Ngoài dùng các loại thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình như THÔNG T- ĐÌNH QH, người bệnh nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đủ bữa để duy trì năng lượng cho công việc và học tập hằng ngày. Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ; nên ăn thức ăn giàu a xít folic, thực phẩm nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin B6, C, D; hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. 

Chúc bạn vui khỏe

Thân mến!

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN