BÉ HO NẶNG TIẾNG NHIỀU ĐỜM DẤU HIỆU BỆNH GÌ?
Trẻ nhỏ sức đề kháng còn non yếu nên vào thời điểm giao mùa, thời tiết nóng sang lạnh, không khí ẩm ướt rất dễ mắc các bệnh lý về hô hấp. Vậy khi bé ho nặng tiếng nhiều đờm là dấu hiệu của bệnh gì và phải làm như thế nào?
Ho là phản xạ tự nhiên của con người nhằm tống những dị vật, vi khuẩn, virus, nấm gây hại ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu bé bị ho nặng tiếng nhiều đờm thì có thể là dấu hiệu triệu chứng của một bệnh lý nào đó.
Cảm lạnh nếu tiếng ho như có đờm
Triệu chứng kèm theo: Bé bị viêm họng, sổ mũi, chán ăn và mắt kèm nhèm.
Cảm lạnh kéo dài 1 – 2 tuần liền nhưng nặng nhất và dễ lây nhiễm cho người khác trong vài ngày đầu. Mỗi năm trẻ thường bị từ 6 – 10 lần/năm.
Phải làm gì khi bé bị ho nặng tiếng nhiều đờm do cảm lạnh?
Cảm lạnh nguyên nhân là do virus nên thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng gì. Cha mẹ cần thực hiện:
- Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý cho bé.
- Hút chất nhầy trong mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi nếu như trẻ còn quá nhỏ chưa biết hắt xì.
- Tắm nước ấm cho trẻ
- Đặt máy phun sương mát trong phòng để duy trì độ ẩm không khí không bị khô.
- Cho bé hít hơi dầu cao nóng bôi trên khăn sạch. Tuyệt đối không bôi dầu trực tiếp lên da trẻ nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào hoặc siro ho.
Viêm tiểu phế quản nếu ho có tiếng rít, tiếng khò khè
Triệu chứng nhận biết: Ho nhiều đờm có tiếng rít, tiếng khò khè. Kèm theo tình trạng bứt rứt, quấy khóc và thở nhanh.
Viêm tiểu phế quản xảy ra khi các đường ống dẫn khí nhỏ nhất ở phổi bị nhiễm trùng. Khi đó tiểu phế quản bị sưng, chứa rất nhiều dịch nhầy gây khó thở cho bé. Nguyên nhân chính gây bệnh là do virus hợp bào hô hấp RSV. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông.
Phải làm gì khi viêm tiểu phế quản khiến bé ho nặng tiếng nhiều đờm?
- Các bậc phụ huynh hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu như bé khó uống và khó thở. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X – quang phổi hoặc xét nghiệm máu (nếu cần) để chẩn đoán viêm tiểu phế quản.
- Cho bé nghỉ ngơi nhiều.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Trong hầu hết các trường hợp bé bị viêm tiểu phế quản đều không cần dùng các loại thuốc như corticoid, kháng sinh hoặc thuốc giãn phế quản.
- Nếu bé bị viêm tiểu phế quản nặng thì cần phải điều trị ở bệnh viện. Thực hiện thở oxy, dùng thuốc hoặc truyền dịch.
Bé ho nặng tiếng nhiều đờm có thể do bệnh ho gà
Bé ho thành từng cơn, có thể hơn 20 lần/nhịp thở. Giữa các cơn ho là tình trạng khó thở, hít vào có tiếng kêu rít nghe như tiếng gà gáy.
Ho gà do vi khuẩn ho gà tấn công vào lớp niêm mạc của đường hô hấp gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng. Khi đó, đường thở bị hẹp lại, thậm chí có thể tắc nghẽn hoàn toàn. Thông thường, ho gà dễ xảy ra đối với trẻ nhỏ. Đặc biệt là những bé không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ 5 mũi vắc xin. 5 mũi này gồm: Mũi tiêm bạch hầu, ho gà, uốn ván lúc 2, 4, 6 tháng tuổi, 15 – 18 tháng tuổi và từ 4 – 6 tuổi.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi phổi chưa tạo ra được tiếng rít đặc trưng của bệnh ho gà nên thường khó phát hiện. Để phát hiện được bé ho nặng tiếng nhiều đờm do ho gà thì cha mẹ cần chú ý:
- Ho tạo thành từng cơn liên tục, bé nôn ọe sau khi cơn ho chấm dứt.
- Trẻ có thể ngưng thở trong thời gian ngắn.
- Môi tím tái do không nhận được đủ lượng oxy.
Cha mẹ cần phải làm gì?
Nếu nghi ngờ bé bị ho gà thì ngay lập tức hãy cho bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị. Trường hợp bé dưới 6 tuổi cần được nhập viện theo dõi và điều trị.
Thông thường bệnh ho gà được chữa trị bằng thuốc kháng sinh. Sau khoảng 5 ngày kháng sinh sẽ đẩy lùi nhiễm trùng nếu như bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên triệu chứng ho sẽ kéo dài vài tháng hoặc tái phát nếu trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Để phòng tránh bị ho gà cho bé, cũng như người lớn thì cần sử dụng kháng sinh dự phòng và tiêm chủng nhắc lại. Khả năng miễn dịch bị suy yếu sau 5 năm tiêm chủng ngừa ho gà.
Viêm phổi gây ho dữ dội nhiều đờm
Bé ho nặng tiếng nhiều đờm có thể là do bệnh viêm phổi gây ra. Tiếng ho đặc trưng của trẻ khi đó có vẻ ướt và rất nhiều đờm. Kèm theo đó là triệu chứng trẻ thở nhanh hơn bình thường.
Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào phổi gây ứ đầy dịch. Vì thế bé ho nặng tiếng nhiều đờm dữ dội để tống được lượng dịch ứ đọng ra khỏi phổi.
Bé bị viêm phổi gây ho dữ dội nhiều đờm cha mẹ phải làm sao?
Các bậc phụ huynh hãy cho trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và kiểm tra. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh qua thăm khám, chụp X – quang phổi. Hoặc cũng có thể phải làm test đo độ bão hòa oxy trong máu để xác định xem lượng oxy trong máu bình thường hay thấp.
- Nếu bệnh viêm phổi do vi khuẩn gây ra thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bé.
- Trường hợp bệnh viêm phổi do virus thì sẽ để bệnh tự diễn biến, cha mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ tốt và đúng cách.
Thông thường viêm phổi là bệnh lý có thể được chữa trị ngoại trú. Tuy nhiên, nếu như phát hiện muộn bệnh nặng thì phải nằm viện điều trị. Tránh trường hợp quá nặng dẫn đến suy hô hấp, tử vong ở trẻ.
Một số cách đơn giản làm dịu những cơn ho cho bé
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Cho bé uống canh thịt gà
- Hít dịch nhầy, đờm dãi cho bé bằng dụng cụ hút
- Sử dụng máy phun sương mát trong phòng bé.
Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc không còn thắc mắc bé ho nặng tiếng nhiều đờm là biểu hiện bệnh gì. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng biết được cách chăm sóc trẻ đúng cách khi xảy ra tình trạng này. Mong rằng những thông tin chia sẻ này giúp bé sớm khỏe mạnh hơn!
Link fanpage facebook: AN KHÍ VƯƠNG - Sạch mũi, hết ho, con khỏe mạnh https://bom.to/3iTG1