Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, trẻ rất dễ bị xâm nhập bởi các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài. Nhất là với thời tiết ẩm ương như hiện nay. Vì thế cha mẹ cần tăng sức đề kháng cho trẻ để trẻ khỏe mạnh hơn và có khả năng chống lại bệnh tật.
1. Cho bé bú đủ sữa mẹ
Sữa mẹ chứa các kháng thể giúp tăng cường miễn dịch và các tế bào bạch cầu. Sữa mẹ giúp chống nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Các nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể tăng cường sức mạnh não bộ của trẻ và giúp trẻ chống lại một số bệnh viêm đại tràng, tiểu đường… sau này.
Ngoài ra sữa non – sữa màu vàng chảy ra từ vú mẹ trong vài ngày đầu sau khi sinh đặc biệt chứa nhiều kháng thể giúp chống lại bệnh tật.
Các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ bú ít nhất trong 1 năm, với những bà mẹ không đủ sữa, hãy cố gắng cho con bú ít nhất từ 2 đến 3 tháng đầu tiên để bổ sung khả năng miễn dịch cho con.
2. Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc
Các nghiên cứu trên người lớn cho thấy thiếu ngủ có thể khiến dễ mắc bệnh hơn vì nó làm giảm các tế bào tiêu diệt tự nhiên – vũ khí của hệ thống miễn dịch giúp tấn công vi khuẩn và tế bào ung thư. Điều này cũng tương tự như với trẻ em.
Theo bà Kathi Kemper: giám đốc Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu Nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Đồng, Boston
“Hầu hết trẻ em đều không ngủ đủ giấc. Tùy thuộc vào độ tuổi, trẻ cần ngủ từ 10 đến 14 giờ mỗi ngày. Và khi đó, chất lượng giấc ngủ là quan trọng nhất. Để tiết ra melatonin (hormone giúp ngủ ngon) thích hợp, trẻ cần ngủ trong bóng tối và không gian ngủ thoáng khí.”
3. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Bổ sung nước uống đầy đủ
Uống đủ nước mỗi ngày là việc rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi em bé. Uống nước sẽ giúp loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể, giúp tăng cường trao đổi chất và giúp tim bơm máu hiệu quả.
Đối với các bé từ 0 – 6 tháng tuổi thì chỉ cần bú sữa mẹ hoặc pha sữa bột theo đúng tỉ lệ hướng dẫn là được. Bé từ 6 – 12 tháng cần khoảng 200 – 300 ml nước mỗi ngày. Bé từ một tuổi trở lên tùy thuộc vào nhu cầu của bé, nhất là khi bé có thể tự cầm cốc.
Sữa chua
Trong sữa chua chứa nhiều các vi khuẩn có ích từ quá trình lên men, đường lactose trong sữa được chuyển thành axit lactic tạo môi trường an toàn trong ruột, tránh được tình trạng rối loạn tiêu hóa do thiếu men lactaza tạm thời hoặc bẩm sinh.
Vì thế, ăn sữa chua hàng ngày có thể hạn chế các vi khuẩn có hại gây bệnh đường ruột giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm thiểu các bệnh táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…
Rau củ, trái cây, vitamin
Cho trẻ ăn thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch như dinh dưỡng hợp lý với đa dạng các loại thực phẩm là cách tốt nhất để tăng hệ miễn dịch cho bé. Bên cạnh bữa chính, mẹ nên cho bé ăn thêm các loại trái cây giàu sinh tố như cam, đu đủ, dâu tây,… bằng cách ăn trực tiếp hoặc nước ép
Mẹ cũng cần tổng hợp các loại thức ăn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ như các loại rau củ giàu vitamin và chất xơ như cà rốt, súp lơ, cà chua, bí đỏ, rau dền,… cũng nên được kết hợp chung với thịt, cá, trứng để bữa ăn của trẻ đầy đủ chất, hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch
Các loại trái cây, đặc biệt là trái cây có chứa hàm lượng vitamin C phong phú như cam, chanh, bưởi có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của bé. Ăn nhiều trái cây cũng cung cấp cho cơ thể bé một lượng chất xơ tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những món ăn được chế biến từ rau củ mang đến cho bé lượng chất xơ và prebiotic dồi dào để có đường ruột khỏe mạnh, tăng cường hấp thu dinh dưỡng và đào thải độc.
Ngoài ra, rau củ quả giúp não bộ phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng học hỏi và có chỉ số IQ cao.
Tăng cường thực phẩm giàu kẽm
Thực phẩm giàu kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho trẻ, thực phẩm giàu kẽm có nhiều trong hải sản, thịt bò, thịt lợn (nạc vai), nấm, rau chân vịt, ca cao, chocolate, hạt bí, các loại đậu…
4. Vệ sinh bàn tay sạch sẽ
Hàng ngày trẻ thường xuyên tiếp xúc với hàng nghìn vi khuẩn, đặc biệt là hai bàn tay. Vì vậy, mẹ hãy tạo thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế tác hại của các vi khuẩn.
Mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho trẻ sau một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo rằng hàng ngày trẻ ít phải tiếp xúc với vi khuẩn nhiều hơn.
5. Tập thể dục thường xuyên
Nghiên cứu cho thấy rằng việc tập thể dục thường xuyên giúp làm tăng số lượng các tế bào miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.
Các mẹ nên hạn chế con xem tivi hoặc sử dụng điện thoại, máy tính bảng, thay vào đó khuyến khích trẻ vận động.
Đối với những trẻ còn nhỏ, mẹ có thể mua các đồ chơi giúp bé tăng cường khả năng vận động hoặc mẹ vận động, massage cho bé.
Với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho con chơi một số môn thể thao như đá bóng, đi xe đạp hoặc đánh cầu lông.
Các bé sẽ vừa phát triển cả về thể lực, vừa phát triển cả não bộ.
6. Hạn chế sử dụng kháng sinh trừ khi thực sự cần thiết
Mỗi năm thuốc kháng sinh được kê đơn hơn 154 triệu lần cho hầu hết các trường hợp vết thương và có nhiễm trùng. Công dụng của kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và nó có vai trò vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên có đến 30% đơn thuốc kháng sinh là không thực sự cần thiết.
Khi đó, kháng sinh không chỉ quét sạch vi khuẩn gây bệnh mà còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong hệ vi sinh vật đường ruột.
7. Sử dụng sản phẩm giúp tăng sức đề kháng có thành phần từ thảo dược
CHUBBY KIDS - tăng cường hệ miễn dịch , bổ sung lysin , taurin , DHA và khoáng chất, dùng cho trẻ hay ốm hay mắc các bệnh về đường hô hấp